1. Nấm âm đạo là bệnh gì?

Nấm ở âm đạo là tình trạng bệnh nhân bị ngứa ngáy và sưng đỏ vùng kín, dịch tiết ra có màu trắng vón cục, mùi hôi khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nấm Candida albicans là nguyên nhân phổ biến nhất.

Âm đạo ở điều kiện khỏe mạnh bình thường sẽ không thích hợp để nấm Candida albicans trú ngụ và phát triển. Tuy nhiên, nếu nồng độ pH trong âm đạo bị mất cân bằng, các lớp màng bảo vệ bị phá vỡ thì đây là điều kiện thích hợp cho loại nấm gây bệnh trên sinh sôi và gây bệnh.

Đây là bệnh phụ khoa thường gặp, điều trị dễ dàng nhưng nếu không vệ sinh âm đạo đúng cách bệnh có thể tái phát. Ngoài việc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, bệnh còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm lý của chị em phụ nữ. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm hơn như suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh nấm âm đạo: 

Nấm âm đạo gây ra một số triệu chứng bất thường ở vùng kín. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa thông thường khác, do đó người bệnh cần thận trọng, phát hiện sớm và xử lý đúng cách, kịp thời nhằm mang lại hiệu quả tốt, an toàn. Một số biểu hiện viêm nhiễm âm đạo do nấm thường gặp có thể kể đến như:

  • Ngứa ngáy vùng kín, ngứa nhiều sau khi quan hệ, cảm giác ngứa dữ dội sâu bên trong. 
  • Vùng kín sưng tấy, nổi mẩn
  • Khí hư ra bất thường, màu trắng đục, loãng, có bọt hoặc dính thành từng mảng như bã đậu, có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Tiểu buốt, tiểu khó, nóng, rát âm đạo 
  • Đau khi quan hệ tình dục 
  • Chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ. 

Ngay khi thấy những triệu chứng bất thường này, chị em nên chủ động đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm mang lại hiệu quả dứt điểm. Bởi, bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách để hạn chế nguy cơ khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản ở nữ giới.

3. Nguyên nhân gây bệnh:

  • Vệ sinh cơ thể không tốt
  • Mặc quần chật, không thoát mồ hôi hay đồ lót ẩm ướt, không thoáng khí
  • Hệ miễn dịch kém
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
  • Phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường
  • Người bệnh đang điều trị ung thư
  • Người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân nhiễm nấm, tổn thương thực thể và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ xem xét, đề ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo là thăm khám  sớm, chẩn đoán xác định và áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Khi gặp những dấu hiệu trên người bệnh cần liên hệ với Bệnh viện đa khoa Vạn Phước để được thăm khám bởi các chuyên gia đầu ngành sản, phụ khoa!

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: benhviendakhoavanphuoc@gmail.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *