I. ĐỘ MỜ DA GÁY LÀ GÌ?

Độ mờ da gáy hay còn gọi là khoảng sáng sau gáy, là sự kết tụ chất dịch vùng da sau cổ của thai nhi. Thai nhi nào cũng có kết tụ chất dịch ở cổ, tuy nhiên với những trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down thì số lượng dịch sau gáy tăng cao.

II. NÊN ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY Ở TUẦN BAO NHIÊU THAI KỲ?

Đo độ mờ da gáy thường được thực hiện ở tuần thứ 11 đến tuần 14 của thai kỳ. 

Không thực hiện kiểm tra độ mờ da gáy trước 11 tuần vì bào thai lúc này còn quá nhỏ. Sau 14 tuần thì kết quả đo không có ý nghĩa vì da gáy trở về trạng thái bình thường, chất lỏng sau gáy thai nhi đã được hệ thống bạch huyết hấp thụ hết, không thể xác định chính xác. Tốt nhất, mẹ bầu nên siêu âm ở tuần thứ 12 để có kết quả chính xác nhất.

III. ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Cách thực hiện đo độ mờ da gáy rất đơn giản, được tiến hành qua siêu âm thai, không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm cầm tay để quét lên vùng da bụng của bà bầu sau khi đã bôi một lớp gel mỏng lên bụng. Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ thực hiện đo từ đỉnh đầu đến phần cuối xương sống của thai nhi rồi tiến hành đo độ mờ da gáy.

IV. KẾT QUẢ ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY CHO BIẾT ĐIỀU GÌ?

Sau khi tiến hành siêu âm, ngoài các chỉ số phát triển của thai nhi, bác sĩ cũng xác định rõ kết quả đo độ mờ da gáy. Tuổi thai đo độ mờ da gáy tốt nhất là từ 11 tuần 06 ngày đến 13 tuần 06 ngày.

  • Nếu thai nhi có kích thước từ 45-84mm, độ mờ da dày thường dưới 3,5mm
  • Những thai nhi có độ mờ da gáy thấp hơn 1,3mm sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Down thấp.
  • Nếu độ mờ da gáy của thai nhi là 6mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật khác khá cao

Thực tế, độ mờ da gáy bình thường sẽ tỷ lệ thuận với số tuổi thai. Vì thế khi đo độ mờ da gáy ở tuần thai khác nhau thì giá trị chuẩn cũng khác nhau. Ví dụ:

  • Ở 11 tuần tuổi thì độ mờ da gáy thường là 2mm
  • 13 tuần tuổi thì độ mờ da gáy của thai nhi là 2,8mm

Để có kết quả đo độ mờ da gáy chính xác nhất, thai phụ cần nhớ rõ tuổi thai. Độ mờ da gáy càng nhỏ thì nguy cơ mắc hội chứng Down của trẻ càng thấp. Và ngược lại, những trẻ có độ mờ da gáy cao từ 3mm trở lên thì nguy cơ mắc bệnh lớn. Ví dụ:

  • Trẻ có độ mờ da gáy lớn hơn 3,5mm thì có khả năng mắc hội chứng Down lên đến 75%.
  • Nếu độ mờ da gáy bằng 6mm, trẻ sẽ có nguy cơ bị hội chứng Down hoặc các vấn đề khác về sức khỏe như tim mạch

uy nhiên, không phải tất cả trường hợp độ mờ da gáy bất thường đều nguy cơ mắc Hội chứng Down. Đo độ mờ da gáy chỉ giúp sàng lọc đánh giá nguy cơ mắc bệnh chứ không thể kết luận chính xác thai nhi bị bệnh hay không.

Trong trường hợp kết quả đo độ mờ da gáy bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá chính xác bé có bị Down hay không.

V. YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH DOWN Ở TRẺ

Có nhiều yếu tố khiến trẻ có khả năng mắc hội chứng Down khi sinh ra.

  • Tuổi của mẹ: Nguy cơ mắc bệnh có tỷ lệ thuận với tuổi của mẹ. Theo thống kế, nếu mẹ bầu trong độ tuổi 25 thì thai nhi mắc bệnh với tỷ lệ 1/1200. Nếu mẹ bầu mang thai khi trên 35 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 1/100.
  • Môi trường sống, làm việc: Những thai phụ sống trong khu vực ô nhiễm hoặc làm việc thời gian dài trong môi trường độc hại, hóa chất, chất bức xạ… cũng có khả năng cao sinh con mắc hội chứng Down
  • Tiền sử bệnh lý cá nhân: Có tiền sử thai chết lưu, nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ, bị sốt cao hoặc sử dụng thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng tới thai nhi
  • Tiền sử bệnh gia đình: Gia đình 2 bên nội ngoại có người bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh tâm thần.

Tốt nhất trong thời gian mang thai, chị em nên tiến hành khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Việc theo dõi thai kỳ đều đặn sẽ giúp mẹ nắm được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, đồng thời xử lý kịp thời những bất ổn về sức khỏe (nếu có).

Khi có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần được tư vấn đề các vấn đề chăm sóc sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *