
I. Vai trò của khám thai định kỳ?
Khám thai định kì mang đến cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng nhiều ý nghĩa quan trọng :
- Khám thai giúp mẹ bầu có thể nắm rõ được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai, siêu âm thai.
- Khi đến khám thai định kì tại cơ sở có chất lượng đảm bảo thì bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhất.
- Trong các giai đoạn của thai kì thì bác sỹ sẽ có những tư vấn để làm một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định.
- Theo nhiều thống kê, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và cân nặng của trẻ đúng tiêu chuẩn nhiều hơn khi được sinh ra.
II. Những thời điểm khám thai không nên bỏ qua
Khi mang thai, thai phụ nên tuân thủ lịch khám thai mà bác sĩ đã tư vấn siêu âm thai 07 lần để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân mình và bé yêu.
- Lần thứ nhất: Vào thời điểm sau khi biết có thai. Khoảng 6 tuần từ ngày kinh cuối cùng, bác sỹ sẽ kiểm tra xem thai đã vào tử cung chưa, có tim thai chưa và thai có bình thường hay không. Trong trường hợp nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác.
- Lần thứ 2: Đến tuần 8 – 12, thời gian này rất quan trọng để bác sỹ đo độ dày da gáy và xác định một số dị tật bẩm sinh sớm (thoát vị rốn, khe hở thành bụng, thai vô sọ).
- Lần thứ 3: Vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Lần khám này có thể kiểm tra sự phát triển của bé yêu một cách toàn diện. Những thông số trên siêu âm cũng đồng thời giúp đánh giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh và có thể phát hiện thêm những dị tật thai nhi mà những tuần trước đó chưa có biểu hiện.
- Lần thứ 4: Khám thai vào tuần thứ 22 nhằm kiểm tra, siêu âm hình thái quan trọng nhất, giúp phát hiện hầu hết các bất thường hình thái thai và xét nghiệm nước tiểu, giúp phát hiện sớm nhiễm độc thai nghén.
- Lần thứ 5: Vào tuần thứ 26, siêu âm thai giúp phát hiện ra bất thường của cả 2 mẹ con và đây cũng là thời điểm tiêm phòng uốn ván.
- Lần thứ 6: Tuần thứ 32, các mẹ bầu cần khám, theo dõi, siêu âm để đánh giá trọng lượng thai, xét nghiệm nước tiểu, máu loại trừ đái đường thai ngén và tiêm phòng uốn ván mũi 2. Nếu thai có trọng lượng lớn hoặc nhỏ quá, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp sinh thường/sinh mổ cho mẹ bầu.
- Lần thứ 7: Vào tuần thứ 36, lần khám này mẹ sẽ được kiểm tra kỹ tình hình thai nhi, xét nghiệm dịch âm đạo, dự đoán về cân nặng của thai nhi và dự định về phương pháp sinh, ngôi thai, tình trạng nhau thai…. Các thông số của lần khám này được dùng để sử dụng khi mẹ nhập viện, chuẩn bị sinh.
Bên cạnh đó, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có những yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của nhau thai.
Khi có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần được tư vấn đề các vấn đề chăm sóc sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 42 Cách Mạng Tháng 8, P. Long Hương, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Facebook: https://www.facebook.com/benhviendakhoavanphuoc
- 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: www.benhvienvanphuoc.com
- Hotline CSKH: 0968.149.721
- Số điện thoại cấp cứu: 02543731113
- 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: benhviendakhoavanphuoc@gmail.com