Nhiều phụ nữ mong muốn nhìn thấy mặt của con yêu cũng như những cử động của bé dù đang còn trong bụng mẹ nên đã lựa chọn cách siêu âm thai 4D. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ nên dành thời gian tìm hiểu rõ về hình thức siêu âm này trước khi thực hiện nhé!
1. Siêu âm thai 4D là gì?
Siêu âm thai 4D (siêu âm 4D) là phương thức tái tạo hình ảnh động của em bé bên trong tử cung của người mẹ bằng cách sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chuyển động. Trong siêu âm thai 3D, bạn có thể thấy hình ảnh ba chiều của em bé nhưng với siêu âm 4D, những trải nghiệm đó sẽ được đưa lên một tầm cao mới. Phương pháp này tạo ra những hiệu ứng giống như đang xem video trực tiếp. Khi sử dụng biện pháp siêu âm thai 4D, mẹ bầu có thể thấy được con yêu đang làm gì bên trong bụng mình. Thậm chí nếu may mắn, bạn còn có khả năng bắt gặp hình ảnh thiên thần nhỏ mỉm cười hoặc ngáp nữa đấy.
2. Siêu âm 4D có chính xác không?
So với siêu âm 2D, 3D, siêu âm 4D có khả năng xử lý nhanh, mạnh, hình ảnh màu rõ nét trên màn hình giúp bác sĩ và mẹ bầu dễ dàng quan sát và chẩn đoán tình trạng thai nhi tốt hơn. Kết quả của phương pháp này có độ chính xác khoảng 90% trong điều kiện lý tưởng. Thông qua siêu âm 4D, bác sĩ có thể xác định tuổi thai, vị trí thai, nhịp tim thai, sự phát triển của thai nhi, ngày dự sinh… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện một số bất thường ở tử cung như u xơ tử cung, tổn thương tử cung…
3. Siêu âm thai 4D ở tuần thứ mấy? Các mốc siêu âm thai 4D
Bác sĩ sẽ là người biết rõ và tư vấn cho bạn về việc siêu âm 4D khi nào. Đa phần, thời điểm nhìn thấy bé rõ nhất là vào khoảng tuần thai thứ 21 đến 30. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện trước đó để đo độ mờ da gáy và sau thời gian này để đánh giá sức khỏe của bé.
Các mốc siêu âm thai 4D quan trọng bao gồm:
– Tuần 12 – 14: Đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down.
– Tuần 21 – 22: Quan sát hình thái thai nhi để phát hiện sớm các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch…
– Tuần 31 – 32: Phát hiện một số bất thường về hình thái xảy ra muộn như cấu trúc não, bất thường ở tim, động mạch…
Nếu siêu âm 4D sớm, lớp da của thai nhi còn mỏng nên xương mặt sẽ lộ ra và bạn khó quan sát được khuôn mặt của con như thế nào. Trong khi đó, sau 30 tuần thai kỳ, đầu của em bé có thể di chuyển sâu xuống vùng xương chậu và bạn có thể không nhìn thấy được mặt bé.
Nếu bạn gặp phải tình trạng nhau thai bám mặt trước thì việc quan sát hình ảnh của bé sẽ thuận lợi hơn nếu bạn đến khoảng tuần thai thứ 28.
Thời điểm thực hiện siêu âm 4D còn phụ thuộc vào vị trí của thai nhi trong bụng. Nếu thai nhi nằm hướng ra ngoài và có đủ lượng nước ối, bạn sẽ có thể nhìn rõ khuôn mặt của bé. Tuy nhiên, nếu thai quay lưng lại, phần đầu nằm sâu xuống xương chậu hoặc bạn bị thiếu ối thì mọi việc sẽ khó khăn hơn. Kỹ thuật viên siêu âm có thể yêu cầu bạn đi dạo, hoặc quay lại sau một tuần, khi em bé của bạn có thể đã di chuyển đến một vị trí tốt hơn. Nếu không thể có được góc nhìn tốt để quan sát khuôn mặt của bé, bạn vẫn có thể nhìn thấy ngón tay và ngón chân của con.
4. Siêu âm 4D có hại không?
Siêu âm thai 4D khá an toàn và không gây nguy hiểm cho thai kỳ của bạn. Phương pháp trên cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở thai nhi như dị tật bẩm sinh, hội chứng Down hay thai phù,… và thảo luận với bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất.
5. Siêu âm 4D được thực hiện như thế nào?
Siêu âm 4D được thực hiện theo cách thức tương tự như các quy trình siêu âm thai thông thường khác trong thời kỳ mang thai:
– Mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên một chiếc giường và kéo áo để lộ bụng;
– Bác sĩ sẽ xoa một loại gel đặc biệt lên vùng bụng của bạn;
– Kỹ thuật viên sẽ để 1 chiếc máy dò lên trên bụng bạn và di chuyển nó theo hình vòng tròn để có được những hình ảnh tốt nhất.
6. Siêu âm thai 4D hoạt động thế nào?
– Một thiết bị được gọi là đầu dò sẽ được di chuyển dọc theo bụng của mẹ bầu giúp truyền sóng âm qua bụng và qua tử cung;
– Những sóng âm này sẽ phản xạ lại cơ thể bé dưới dạng âm vang;
– Máy chủ sẽ nhận những tín hiệu này và dịch chúng sang màn hình;
– Khi em bé cử động hoặc chuẩn bị đá vào bụng, bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh trên màn hình siêu âm.
7. Kết luận
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về các biện pháp siêu âm thai thì mẹ bầu cũng cần lưu ý về việc thăm khám ở cơ sở siêu âm uy tín và chất lượng. Bệnh viện Đa Khoa Vạn Phước tự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, là một địa chỉ chị em phụ nữ đang mang thai không thể bỏ qua.
Khi có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần được tư vấn đề các vấn đề chăm sóc sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:
• Địa chỉ: Số 42 Cách Mạng Tháng 8, P. Long Hương, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
• Facebook: https://www.facebook.com/benhviendakhoavanphuoc
• 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: www.benhvienvanphuoc.com
• Hotline CSKH: 0968.149.721
• Số điện thoại cấp cứu: 02543731113
• 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: benhviendakhoavanphuoc@gmail.com