1. Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, bé đã có sự phát triển rõ rệt: bắt đầu phát triển những ngón tay và ngón chân có màng, xương đuôi dần co lại và sớm biến mất, các tế bào thần kinh tích cực phân nhánh để kết nối lại với nhau, tạo thành một hệ thần kinh sơ khai, các cơ quan nội tạng cũng phát triển nhanh chóng, bé đã có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang được hình thành.

Thai nhi tuần thứ 7 có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng quả mâm xôi và dài khoảng 0,9-1,5cm, nếu đi khám thai trong tuần này, bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim thai thông qua máy siêu âm.

Thai nhi 7 tuần tuổi mắt sẽ to hơn và bắt đầu có màu mắt, từ 6-9 tháng màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng. Gen di truyền từ mẹ và bố sẽ là yếu tố quyết định màu mắt của con.

Tai của thai nhi tuần thứ 7 đã hình thành cả trong lẫn ngoài, lưỡi cũng bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên, trong tuần này, bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để biết giới tính là nam hay nữ.

2. Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 7

Bụng mẹ bầu sẽ không nhô ra cho tới tuần thứ 12, có thể nhìn thấy những mạch máu nổi rõ lên ở vùng ngực và chân. Nếu đứng lâu một chỗ sẽ cảm thấy chân bị đau và tê, cố gắng nâng chân lên bất cứ khi nào có thể, gác chân lên ghế thường xuyên để giúp lưu thông máu.

Mẹ có thể cảm nhận thấy cân nặng của mình đang tăng lên, hai đầu vú có thể sẽ lớn ra và thâm lại, thậm chí còn có mụn nhọt mọc quanh quầng vú.

Dịch nhầy tiết ra từ âm đạo cũng nhiều hơn trước. Mẹ bầu không nên lo lắng, vì đây là điều bình thường xảy ra trong suốt giai đoạn mang thai.

Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, bởi nhiều nốt mụn xuất hiện trên mặt, do sự thay đổi của các hormone thai kỳ.

Các hormone nội tiết tố trong cơ thể cũng thay đổi, dẫn tới những xáo trộn trong cảm xúc, gây ra một số vấn đề như thay đổi tính khí, “sáng nắng chiều mưa”, thất thường, cảm xúc bất ổn, kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, choáng váng, đau nhức ngực, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 7

Sang tuần thứ 7, mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt cho cơ thể. Để bổ sung sắt khi mang thai, mẹ nên chọn những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, rau xanh dạng lá và hạnh nhân.

Để đối phó với những cơn ốm nghén, mẹ chia nhỏ các khẩu phần ăn, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế các loại thức ăn gây kích thích hệ tiêu hóa, luôn ăn thực phẩm đã nấu chín, bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày cho cơ thể.

Mẹ nên chọn và thực hiện những bài tập luyện nhẹ nhàng, hoạt động ở cường độ vừa phải trong thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày trong tuần, có thể tham gia vào các lớp tập yoga dành cho bà bầu để giúp cơ thể thoải mái hơn trong giai đoạn thai nghén.

Trường hợp phải ngồi máy tính thường xuyên, bạn nên đứng dậy và đi dạo một chút sau một khoảng thời gian ngồi máy tính để máu được lưu thông.

Tránh xa những nơi có khói thuốc lá, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc ma túy bởi đó là tác nhân chính gây ra những biến chứng nguy hiểm ở thai nhi, ảnh hưởng tới trí tuệ và sự phát triển bình thường của trẻ khi sinh ra.

Đừng lo lắng, vì khi theo dõi thai kỳ tại Vạn Phước, mẹ sẽ được tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, thân thiện , nhiệt tình. Thai kỳ của mẹ sẽ vô cùng nhẹ nhàng và khoẻ mạnh với sự chăm sóc của nhân viên và bác sĩ tại Vạn Phước, sẵn sàng một tinh thần thoải mái để chào đón con yêu!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *