Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não hay thiếu máu lên não là hiện tượng lượng máu lưu thông lên não không đủ. Triệu chứng thiếu máu não ban đầu chỉ là đau đầu, ù tai, chóng mặt,… thoáng qua nên người bệnh thường chủ quan. Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị, bệnh thiếu máu não có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy giảm chức năng não, chết tế bào não, mất trí nhớ, tai biến mạch máu não,…

Thiếu máu não có thể toàn bộ hoặc cục bộ. Thiếu máu lên não toàn bộ là hậu quả của quá trình bệnh toàn thân, thường gây sốc.

Triệu chứng thiếu máu não

Các triệu chứng thiếu máu não có thể từ nhẹ đến nặng, kéo dài trong thời gian ngắn (từ vài giây đến vài phút). Khi não bộ bị tổn thương do tình trạng thiếu máu não cục bộ gây nên, các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện vĩnh viễn, bao gồm:

  • Suy nhược cơ thể: Ở 1 bên hoặc cả 2 bên của cơ thể.
  • Mất cảm giác hoàn toàn: Ở 1 bên hoặc cả 2 bên của cơ thể.
  • Thường xuyên mất phương hướng, nhầm lẫn các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
  • Thay đổi hoặc giảm thị lực tại 1 mắt hoặc cả 2 mắt.
  • Nhìn đôi: Thường xảy ra khi mắt bị lệch hoặc không hướng vào cùng một vật thể, khiến chúng ta nhìn thấy hai hình ảnh khác nhau. Cả hai hình ảnh đều được gửi đến não mà chúng ta xử lý dưới dạng nhìn đôi.
  • Nói lắp bắp.
  • Mất hoặc giảm ý thức.
  • Suy giảm khả năng phối hợp, giữ thăng bằng.

l Đau đầu: Đau đầu do thiếu máu não thường bắt đầu từ cảm giác đau nhói ở một vùng cố định trên đầu, sau đó sẽ lan khắp đầu.

l Chóng mặt hoa mắt: nếu tình trạng này xảy ra một cách đột ngột khi cơ thể bình thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu lên não.

Nguyên nhân thiếu máu não

Có 3 nhóm nguyên nhân thiếu máu não chủ yếu bao gồm:

  • Thiếu máu lên não do huyết khối: Đây là tình trạng hình thành cục máu đông ở các nhóm động mạch lớn (động mạch não giữa, động mạch đốt sống, động mạch cảnh trong,…). Việc hình thành cục máu đông này chủ yếu do hiện tượng xơ vữa động mạch gây ra.
  • Thiếu máu lên não do thuyên tắc: Các cục máu động được hình thành từ vị trí khác đã di chuyển đến não gây tắc mạch. Thuyên tắc có nguồn gốc từ các bệnh lý về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, bệnh về van tim, rung nhĩ,…
  • Thiếu máu lên não huyết động: Những bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của máu: rối loạn đông máu, hạ huyết áp,…

Ngoài những nguyên nhân từ các bệnh lý nêu trên, nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu lên não có thể xuất phát từ thói quen sống không lành mạnh:

  • Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…
  • Ít vận động, lười tập thể dục.
  • Thường xuyên ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, ít chất xơ.
  • Thói quen gối đầu quá cao khi ngủ gây cản trở quá trình vận chuyển máu lên não.
  • Căng thẳng kéo dài, làm việc trên máy tính quá lâu.

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo WHO, thiếu máu não là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao thứ 3 xếp sau ung thư và bệnh tim mạch. Não bộ cần tiêu thụ đến 20% dưỡng khí từ cơ thể, vì vậy tình trạng thiếu oxy lên não thuộc tình trạng rất nguy hiểm. Chỉ với 10 giây không nhận được lượng máu cần thiết các mô não sẽ rơi vào rối loạn, tình trạng này kéo dài vài phút sẽ khiến tế bào thần kinh chết dần.

Thiếu máu lên não không chỉ gây ảnh hưởng cho hoạt động hàng ngày của người bệnh mà còn dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Người bệnh may mắn sống sót sau đột quỵ phải sống chung với di chứng nghiêm trọng: mất giọng, suy giảm trí nhớ, liệt một bên hoặc toàn thân,… Mức độ nguy hiểm của thiếu máu lên não được đánh giá dựa vào nguyên nhân, mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Cách phòng ngừa thiếu máu não

Bệnh thiếu máu lên não có thể được ngăn ngừa, thế nên mọi người cần tuân thủ những biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.

  • Tránh xa các tác nhân tiêu cực gây căng thẳng: những thông tin tiêu cực, môi trường sống ô nhiễm (ô nhiễm không khí, tiếng ồn),…
  • Không gối đầu quá cao khi ngủ, ngủ đủ giấc, tránh xa các thực phẩm gây mất ngủ như: cà phê, trà,…
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia.
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: thực phẩm giàu omega 3, giàu polyphenols, giàu nitrat, sắt… Hạn chế nạp vào cơ thể thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất bảo quản,…
  • Thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức bền cho cơ thể, người đã từng bệnh thiếu máu não cần duy trì vận động ít nhất 30 phút/ngày với cường độ tập vừa phải để phòng ngừa bệnh tái phát.
  • Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những nguy cơ gây ra hiện tượng thiếu máu não tiềm ẩn.

Triệu chứng thiếu máu não khi chưa tiến triển đến cấp độ nặng sẽ biểu hiện bằng: những cơn đầu, buồn nôn, tê bì chân tay hay vùng mặt,… thoáng qua. Đa phần những triệu chứng của bệnh thiếu máu não sẽ tự mất sau 10 đến 20 phút, người thân cần tìm hiểu những biện pháp xử lý để người bệnh không rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, mọi người có thể đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng thông thoáng, đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu có thể lưu thông đến não tốt hơn. Ngay sau đó hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất. Ngoài ra, người thân cần theo sát chế độ sinh hoạt, ăn uống và hỗ trợ người bệnh thiếu máu não tránh xa các tác nhân dễ đến đột quỵ như: tắm đêm, thức khuya, stress,…

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *