Thời điểm giao mùa khiến cho bệnh viêm phổi tăng cao, đặc biệt là ở người già và trẻ em. Để phòng bệnh viêm phổi, vệ sinh sạch sẽ và xây dựng lối sống khỏe mạnh là điều cần thiết. Bên cạnh đó, có những loại vacxin có thể hỗ trợ ngăn ngừa viêm phổi mà bạn cần cân nhắc tiêm chủng sớm.
Nguyên nhân dẫn tới viêm phổi tăng caoBệnh viêm phổi do nhiều tác nhân gây nên, gồm:● Phế cầu khuẩn.● Hib.● Não mô cầu.● Cúm.● Và nhiều tác nhân khác.
Biến chứng nặng nề của bệnh viêm phổi
Viêm phổi là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên mọi người không được chủ quan. Có thể kể đến như:● Nhiễm trùng huyết.● Suy hô hấp.● Suy tim.● Tràn dịch màng phổi.● Viêm phổi hoại tử.● Xẹp phổi.● Tử vong.
Những loại vacxin cần tiêm để phòng bệnh viêm phổi
Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo ưu tiêm tiêm phòng những loại vacxin sau để ngăn chặn bệnh viêm phổi tìm đến:● Vacxin ngừa phế cầu khuẩn là một trong những loại vacxin cần ưu tiênPhế cầu là loại vi khuẩn trú ngụ ở hầu họng, gây ra các bệnh viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…Trong đó có cả bệnh viêm phổi – căn bệnh có sức tàn phá sức khỏe nặng nề nếu xem nhẹ, chủ quan.
Tiêm vacxin ngừa phế cầu là cách tốt nhất mà bạn nên lựa chọn để phòng bệnh viêm phổi. Khi vacxin được truyền vào bên trong, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng nguyên giúp ngăn ngừa sự gây hại của vi khuẩn phế cầu.
Có 2 loại vacxin phòng bệnh phế cầu khuẩn đang được lưu hành tại Việt Nam bao gồm:– Vacxin Synflorix (Bỉ).– Vacxin Prevenar 13 (Bỉ).
Vacxin ngừa khuẩn Hib
Vacxin ngừa khuẩn Hib cũng được chuyên gia y tế khuyến cáo là một trong những loại vacxin nên tiêm sớm. Bởi vi khuẩn Hib (với tên gọi cụ thể là Haemophilus Influenzae type
là tác nhân chính gây ra viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi.
Vacxin ngừa khuẩn Hib được chỉ định tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Với lịch tiêm cơ bản gồm 3 mũi, các mũi cách nhau ít nhất 4 tuần. Tiêm mũi nhắc lại sau mũi cuối cùng ít nhất 12 tháng.
Vacxin ngừa cúm cũng nằm trong những loại vacxin hỗ trợ phòng viêm phổi:
Virus cúm có khả năng làm yếu cơ chế bảo vệ thông thường của phổi. Nhân cơ hội này thì các vi khuẩn khác có thể tấn công và gây tổn thương, suy hô hấp dẫn tới tử vong của người bệnh. Vì vậy, chủ động tiêm phòng cúm là cách ngừa viêm phổi hiệu quả và an toàn. Hiệu quả mà vacxin mang lại đạt tới 90%. hơn hẳn với các giải pháp phòng ngừa khác.Nên tiêm vacxin cúm mỗi năm 1 lần và trước khi thời điểm giao mùa diễn ra.
Vacxin phòng não mô cầu khuẩn:
Viêm phổi do não mô cầu khuẩn chiếm đến 9% trong tổng số các ca viêm phổi. Bệnh khởi phát nhanh và đột ngột, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:– Suy hô hấp.– Viêm màng phổi.
Vắc xin ngừa sởi – quai bị – rubella:
Viêm phổi: biến chứng viêm phổi của bệnh sởi có thể gặp ở 80% trẻ mắc bệnh và chiếm 20 – 100% nguyên nhân tử vong do sởi ở các nước đang phát triển.Biến chứng này rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng viêm phổi rất dễ bị nhầm với triệu chứng cảm cúm thông thường. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Hiện bệnh có vacxin phòng ngừa, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn 45 tuổi.

Việc tự giác tiêm phòng đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng miễn dịch cao, ngăn sự lây lan và bùng phát dịch bệnh. Ngoài việc chủ động tiêm phòng thì cần kết hợp với lối sống lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ cá nhân và môi trường sống giúp thiết lập lá chắn bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa hiệu quả các rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.