Cúm (Influenza) và cảm lạnh (common cold)
Cúm là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, do virus (siêu vi) cúm gây nên. Virus Cúm có 3 typ A,B,C trong đó typ A,B gây bệnh cho người
– Cúm A H1N1, H3N2 thường được gọi là cúm mùa và cúm A H5N1 (cúm gia cầm)
– Chủng virus cúm sẽ thay đổi hàng năm
– Triệu chứng của cúm khởi phát đột ngột và thường biểu hiện nặng nề hơn so với cảm lạnh
– Bệnh cúm có nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong
Cảm lạnh thường do nhiều loại virus gây ra (có >200 loại virus gây bệnh). Thường gặp nhất Rhinovirus, Parainfluenza, corona virus (không phải chủng gây Covid 19), RSV (hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi)…
– Triệu chứng khởi phát từ từ và nhẹ hơn so với cúm
– Đa phần bệnh tự giới hạn và không biến chứng
Dấu hiệu cảnh báo bệnh cúm chuyển nặng
Nhóm có nguy cơ gặp biến chứng nặng là người từ 65 tuổi trở lên, người mắc một số bệnh mạn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
lỞ trẻ em: Thở nhanh hoặc khó thở, môi hoặc mặt tím tái, xương sườn co rút với mỗi nhịp thở, đau ngực, đau cơ nghiêm trọng đến mức trẻ không chịu đi lại. Trẻ có thể mất nước, dấu hiệu là không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không có nước mắt khi khóc. Ngoài ra, trẻ không tỉnh táo hoặc không tương tác khi thức, co giật, sốt trên 40 độ C không hạ được bằng thuốc hạ sốt. Trẻ dưới 12 tuần tuổi bớt sốt bớt ho nhưng sau đó tái phát hoặc nặng hơn, bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn.
lỞ người lớn: Những dấu hiệu cúm nặng gồm khó thở hoặc thở ngắn, đau, tức ngực hoặc bụng dai dẳng, chóng mặt kéo dài, lú lẫn, không thể đánh thức, co giật, không đi tiểu. Đồng thời, người bệnh cũng có thể đau cơ, suy yếu nghiêm trọng hoặc cơ thể không vững. Cũng như trẻ em, người lớn bệnh nặng có thể bớt sốt hoặc ho sau đó tái phát nặng hơn, các bệnh mạn tính trở nên trầm trọng.
Điều trị và phòng ngừa cúm
lCách ly tại nhà hoặc nhập viện theo chỉ định của bs
lĐiều trị hỗ trợ với hạ sốt, giảm đau, giảm ho, nâng đỡ tổng trạng
lThuốc kháng virus bắt đầu càng sớm càng tốt ngay khi khởi phát triệu chứng , hiệu quả nhất trong 2 ngày đầu khởi phát triệu chứng. Kháng sinh không có vai trò trong điều trị cúm, trừ trường hợp nghi ngờ hoặc xác định có nhiễm trùng kèm theo
lCác trường hợp biến chứng nặng như suy hô hấp, suy đa cơ quan sẽ được điều trị tích cực trong môi trường hồi sức
Phòng ngừa:
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa cơ bản. Việc tiêm ngừa cúm là hết sức cần thiết giúp bảo vệ bạn và cả gia đình phòng ngừa bệnh cúm nặng.
Các loại vắc xin cúm giúp bảo vệ chúng ta khỏi các chủng cúm A H1N1 và H3N2 và hai chủng cúm B
lLịch tiêm cơ bản ở trẻ dưới 9 tuổi: 2 mũi tiêm cách nhau 1 tháng, sau đó tiêm nhắc hàng năm
lỞ trẻ trên 9 tuổi: tiêm 1 mũi cơ bản, sau đó tiêm nhắc hàng năm
Tiêm ngừa cúm là việc hết sức cần thiết vì Cúm có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt các đối tượng nguy cơ mắc cúm nặng. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) khuyến nghị tiêm vaccine cúm hàng năm cho người từ 6 tháng tuổi trở lên. Các nghiên cứu cho thấy vaccine có thể giúp giảm 40-60% nguy cơ mắc cúm.
