Phụ nữ ở độ tuổi U50 lại có nguy cơ đối diện với một số bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý và đặc biệt là sức khỏe.

I. NHỮNG BỆNH LÝ PHỤ NỮ U50 CÓ NGUY CƠ ĐỐI DIỆN

Ở độ tuổi trung niên, nữ giới sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh, vì vậy buồng trứng ngừng hoạt động, không sản xuất ra nội tiết tố dẫn tới tình trạng thiếu hụt estrogen.

Việc thiếu hụt estrogen có thể ảnh hưởng tới thần kinh, tuyến nội tiết, cơ quan sinh sản. Đây cũng là một trong những “thủ phạm” làm gia tăng bệnh tim mạch ở phụ nữ U50.

Ở độ tuổi này, một trong những phiền toái về sức khỏe là sự “rệu rã” của cơ xương khớp. Phụ nữ trung niên dễ bị loãng xương và thoái hóa khớp do sự suy giảm của các hormone. Tình trạng này còn làm hạn chế khả năng vận động tự nhiên của cơ thể gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Khi bước vào độ tuổi trung niên, hệ tiêu hóa và chuyển hóa chất bị suy giảm, lượng phân tiết dịch vị ít đi, nhu cầu thức ăn cũng ít hơn so với độ tuổi thanh niên, cùng với đó khả năng của hệ tiêu hóa cũng hạ thấp. Do đó, insulin tiết ra ít hơn nên tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng cao rõ rệt.

Thống kê cho thấy, nữ giới ở độ tuổi này có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh lý ung thư nguy hiểm như: Ung thư cổ tử cung và tử cung, …

II. THAY ĐỔI THÓI QUEN – BÍ KÍP SỐNG ĐẸP, SỐNG KHỎE CHO PHÁI NỮ

Để phòng ngừa và làm chậm quá trình phát triển của các bệnh lý nguy hiểm, phái nữ nên chủ động thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất và thực hiện một vài bí quyết sống khỏe – sống đẹp.

Chị em nên cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học như ăn đủ tinh bột; cung cấp đủ đạm; cân bằng chất béo và ưu tiên sử dụng các loại dầu từ thực vật trong bữa ăn; bổ sung, tăng cường rau xanh, trái cây tươi và đặc biệt uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Cùng với việc cân bằng chế độ dinh dưỡng thì vận động thường xuyên hoặc duy trì thói quen tập các bộ môn đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh… là cần thiết. Đây cũng là một trong những thói quen giúp cơ thể có thêm nhiều năng lượng, dẻo dai hơn, hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp, điều hòa tim mạch – nhịp thở, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ ngủ ngon hơn.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất thì các hoạt động về trí lực và tinh thần cũng nên được quan tâm nhằm giải tỏa căng thẳng, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống hoặc các bệnh lý.

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày cần kết hợp tầm soát sức khỏe định kỳ nhằm chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và các chỉ số trong cơ thể.

III. Giải pháp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý

Phần lớn các bệnh lý nguy hiểm đều không có dấu hiệu rõ ràng. Vậy nên, tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm giúp phụ nữ làm chủ cuộc sống và sức khỏe của bản thân. Hoạt động này cũng giúp ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh lý nguy hiểm và tác động tiêu cực tới cuộc sống người bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe, nữ giới ở độ tuổi trung niên cần rèn luyện cơ thể, thay đổi lối sống được khoa học và lành mạnh hơn. Cùng với đó là duy trì thói quen tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bệnh tật không còn là rào cản của cuộc sống.

Bệnh viện Vạn Phước hiện sở hữu đa dạng các gói tầm soát ung thư, được thiết kế bởi đội ngũ bác sĩ giỏi về sàng lọc bệnh lý, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe chủ động của nữ giới. 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *