I. NGUYÊN NHÂN TRẺ MẮC BỆNH VÀNG DA

Vàng da sinh lý xảy ra ở hầu hết các trẻ, khi mắc bệnh này làn da màu trắng hồng của bé sẽ chuyển sang màu vàng nhợt. Khi trẻ bị vàng da cha mẹ cần theo dõi những diễn biến để xác định xem con bị vàng da sinh lý hay bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến vàng da sinh lý ở trẻ có nhiều. Tuy nhiên chủ yếu là do gan của trẻ chưa hoàn thiện. Khi trẻ ra đời cơ thể sẽ đào thải các hồng cầu còn thừa ra bên ngoài. Trong quá trình đào thải hồng cầu lượng bilirubin được sinh ra rất nhiều. Nếu lúc này gan của trẻ chưa hoàn thiện thì khả năng đào thải lượng bilirubin này ra ngoài sẽ gặp khó khăn. Từ đó dẫn đến hiện tượng vàng da.

II. BIỂU HIỆN VÀNG DA SINH LÝ Ở TRẺ

Để phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý thì cần phải căn cứ vào những biểu hiện cũng như thời gian trẻ hết vàng da. Biểu hiện của vàng da sinh lý ở trẻ là cơ thể trẻ vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên làn da từ màu trắng hồng chuyển dần sang màu vàng nhợt nhạt nên cảm giác trẻ rất thiếu sức sống. Vị trí bị vàng da là bụng, mặt, cánh tay và chân. Những triệu chứng này hoàn toàn nhận ra bằng mắt thường một cách dễ dàng.

iii. VÀNG DA SINH LÝ Ở TRẺ BAO LÂU THÌ HẾT?

Trẻ bị vàng da sinh lý bao lâu thì hết kết hợp với những triệu chứng để biết được rằng trẻ bị vàng da sinh lý chứ không phải vàng da bệnh lý. Thường trẻ sinh đủ tháng thì vàng da sinh lý sau 7 ngày là hết. Với trẻ sinh non thì bệnh vàng da có thể kéo dài đến 2 tuần. Tuy nhiên đây không phải là con số cụ thể để khẳng định thời gian vàng da sinh lý ở trẻ sẽ hết bởi còn phụ thuộc vào lượng bilirubin nhiều hay ít, chức năng hoàn thiện của gan như thế nào.

Thế nhưng nếu tình trạng vàng da ở trẻ kéo dài hơn 15 ngày thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để xác định chính là là bé bị vàng da sinh lý hay bệnh lý. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, cố gắng theo dõi tình trạng bé phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý để điều trị tốt hơn.

iv. CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ VÀNG DA SINH LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị vàng da sinh lý ở trẻ hoàn toàn thực hiện tại nhà. Theo đó các nguyên tắc cần thực hiện như sau:

– Cho trẻ hong nắng trong khoảng thời gian trước 09 giờ sáng và không nên hóng nắng buổi chiều. Tuy nhiên nên cho trẻ nằm ở khu vực cửa sổ để tiếp nhận ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ. Việc này sẽ hỗ trợ đào thải bilirubin một cách hiệu quả. Thời gian hong nắng nâng dần lên cho trẻ, dao động từ 10-30 phút, không nên hong quá lâu.

– Tăng cường số lần cho bé bú cũng như cho trẻ uống nước. Việc làm này giúp thanh lọc cơ thể, thải độc và đào thải lượng bilirubin ra bên ngoài thông qua đường tiểu.

– Mỗi ngày kiểm tra hai lần tình trạng vàng da để thấy biến chuyển của bệnh tình. Từ đó có phương pháp xử lý đúng cách, kịp thời với những biến chuyển xảy ra với làn da của trẻ.

v. KHI NÀO TRẺ BỊ VÀNG DA SINH LÝ CẦN ĐƯA ĐI THĂM KHÁM

– Trẻ bị vàng da kéo dài hơn nửa tháng.

– Mức độ vàng da ngày càng nghiêm trọng mặc dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc trên.

– Bé bị vàng da sớm hơn 24h sau sinh.

– Bé mệt mỏi, quấy khóc, không bú. Kèm theo đó có thể là sốt, nôn mửa.

– Số lần đi tiểu ít, mỗi lần tiểu ít và nước trong.

– Khi thấy trẻ xuất hiện một hoặc một vài triệu chứng kể trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để phát hiện nguyên nhân, điều trị kịp thời và chính xác.

Với những chia sẻ trên đây các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị vàng da sinh lý bao lâu thì hết và cách chăm sóc hiệu quả. Hi vọng bé sẽ nhanh khỏi bệnh để phát triển tốt nhất.

 Khi có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần được tư vấn đề các vấn đề chăm sóc sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *