I. TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24-28. Bệnh chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ tự hết sau khi bé chào đời.

Tuy nhiên, nếu bệnh đái tháo đường thai kỳ không được phát hiện sớm sẽ gây nên những biến chứng cho cả mẹ và bé khi sinh và cả khi bé đã trưởng thành.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển, khiến rối loạn việc sản xuất insulin của tụy tạng để điều hoà đường trong máu. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần, do đó xuất hiện hiện tượng “kháng insulin”.

Khi tuỵ tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì đường máu sẽ tăng cao, dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.

II. ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Mẹ bầu có một trong những yếu tố dưới đây có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cao:

  • Tiền sử gia đình có người thừa cân, béo phì
  • Chỉ số cơ thể ( BMI) trên 30
  • Mẹ bầu trên 30 tuổi
  • Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai
  • Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Đã từng sinh một bé nặng trên 4kg
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật

Biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ có những dấu hiệu sau đây:
  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,…
  • Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Không kiểm soát được việc ăn uống
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu,…

III.MẸ NÊN ĂN GÌ KHI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể:

  • Đảm bảo bữa sáng đủ chất, thực đơn bữa sáng tốt cho mẹ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua.
  • Uống từ 6 – 8 ly nước trong ngày.
  • Ăn ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbohydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh.
  • Bổ sung các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt,…
  • Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò, trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp,…

Ngoài quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu khi mắc đái tháo đường thai kỳ cần được chăm sóc sức khỏe toàn diện. Vì vậy, mẹ nên tìm đến cơ sở y tế cung cấp các gói thai sản uy tín để được thăm khám định kỳ, đảm bảo mẹ an nhàn, bé chào đời khỏe mạnh.

Bệnh viện Đa khoa Vạn Phước được đánh giá là một trong những nơi cung cấp dịch vụ sinh thai sản nhất tại Bà Rịa Vũng Tàu, giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé với nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Tập trung đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến bậc nhất hỗ trợ và đảm bảo an toàn tối đa cho mẹ trước trong và sau quá trình sinh nở.
  • Các mốc thăm khám thai kỳ được lên lịch chi tiết, rõ ràng, đảm bảo theo dõi tốt nhất sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
  • Là bệnh viện với dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm ,chu đáo bậc nhất.
  • Mẹ bầu không cần chuẩn bị bất cứ vật dụng gì khi đi đẻ, trải nghiệm quá trình sinh nở nhẹ nhàng, nhàn tênh như đi nghỉ dưỡng.
  • Áp dụng Bảo hiểm bảo lãnh.

Hi vọng với những thông tin trên đây, mẹ đã phần nào hiểu rõ hơn về nguyên nhân, đối tượng nguy cơ cũng như những biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ có thể liên hệ với chúng tôi qua:

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *