Sùi mào gà (condyloma) là bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh được lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy nên, các thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp cho chúng ta phát hiện và chữa trị sớm khi mắc bệnh sùi mào gà.

Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà hay mụn cóc ở bộ phận sinh dục (tên khoa học là condyloma) là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do virus HPV (Human Papilloma Virus)  type 6 và 11 gây nên. Bệnh này thường lan truyền theo những con đường sau:

     – Quan hệ tình dục không an toàn: Bệnh sẽ lây qua đường âm đạo, hậu môn thậm chí cả đường miệng. Virus HPV có thể lây qua đường tuyến nước bọt, máu và một số dịch nhầy ở cơ thể người bệnh.

     – Qua đường từ mẹ sang con: Khi mang thai bị nhiễm sùi mào gà, nhất là thời kỳ đầu cũng có khả năng lây sang cho thai nhi thông qua cuống rốn, nước ối và cả khi chuyển dạ. Còn khi trẻ sinh ra có thể lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch tiết.

      – Virus Condyloma tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ một số mụn sùi mào gà. Virus thường lây truyền qua tiếp xúc gần như ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, tắm chung bồn. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm ở trường hợp này cũng khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà?

Khi bị mắc sùi mào gà thông thường người bị bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng riêng biệt cụ thể.

     – Thời gian ủ bệnh: Thời kỳ này sẽ kéo dài trong 6-18 tuần và thường không xuất hiện những biểu hiện cụ thể. Vì vậy, người bệnh rất khó phát hiện bệnh vào thời điểm này.

     – Giai đoạn đầu của bệnhỞ giai đoạn đầu sẽ xuất hiện một số nốt sùi ở cơ quan sinh dục, cánh tay, miệng, môi, đầu, mặt… Những nốt này có màu hồng, mềm, có chân hoặc có cuống mọc trên da, rất dễ vỡ, chảy máu nhưng không gây đau. Những mụn này có xu hướng phát triển nhanh hơn khi mang thai.

     – Thời kỳ sau của bệnh: 

         + Vào giai đoạn này, các nốt bệnh lý sùi mào gà sẽ phát triển thành các cục to, thành mảng có hình giống như mào gà hoặc bông súp lơ.

        + Những triệu chứng điển hình dễ nhận biết: Ra nhiều khí hư khác lạ, xuất huyết sau khi quan hệ tình dục, bề mặt da mọc một số cục mụn ẩm ướt, gây ngứa và khi gãi dẫn đến chảy máu, các mụn sùi tăng kích thước tương đối nhanh và lan rộng ra bề mặt da rất khó chịu.

Sùi mào gà thường xuất hiện ở đâu trên cơ thể người bệnh?

Ở nam giới các nốt bệnh sùi này thường xuất hiện ở thân, rãnh quy đầu và đầu dương vật, miệng, condyloma hậu môn Bệnh sùi mào gà được chẩn đoán như thế nào?  

Tổn thương Condyloma (sùi mào gà) rất đặc hiệu, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào quan sát các triệu chứng lâm sàng, hỏi thăm tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh và quan sát các sang thương dạng sùi ở âm hộ, âm đạo, miệng…

Đối với khối sùi, vết trắng ở cổ tử cung cần xác định bằng sinh thiết khối sùi để loại trừ các tổn thương ác tính tại cổ tử cung như loạn sản, ung thư cổ tử cung. 

Xét nghiệm sùi mào gà cần làm gì?

Có 2 cách phổ biến để thực hiện xét nghiệm sùi mào gà bao gồm:

     – Thực hiện tầm soát HPV: type 6 và 11

     – Làm sinh thiết khối sùi, vết trắng.

Sùi mào gà là một bệnh lý rất nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn và đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn. Vậy nên, chúng ta cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, có kiến thức và am hiểu về các phương pháp phòng tránh hợp lý để không bị mắc sùi mào gà. Bên cạnh đó, khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, chúng ta cần phải nhanh chóng kiểm tra sức khỏe ở các cơ sở y tế có uy tín, chất lượng cao để kịp thời chẩn đoán và chữa trị.

Khi có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần được tư vấn đề các vấn đề chăm sóc sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *