1. Nhận biết trẻ sốt như thế nào?

Sốt là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ em.

Sốt được xác định khi thân nhiệt đo ở hậu môn hoặc đo qua ống tai ngoài từ 380C, hoặc đo ở nách từ 37,50C trở lên. Thân nhiệt trên 400C được gọi là sốt rất cao, trên 41,70C là sốt nguy kịch.

Không nên xác định trẻ sốt chỉ bằng cách sờ trán, mà cần đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế để có hướng xử trí đúng.

2. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ, thuộc 4 nhóm chính: thường gặp nhất là nhiễm trùng (bao gồm vi khuẩn, virus), tình trạng viêm, ung thư và một số nguyên nhân phối hợp khác.

3. Cần làm gì khi trẻ sốt?

– Cho trẻ nằm chỗ thoáng mát.

– Cởi thoáng, nới lỏng quần áo trẻ, tránh ủ ấm quá mức khi thấy trẻ sốt có tay chân lạnh.

– Sử dụng thuốc hạ sốt khi:

+ Thân nhiệt trên 38.50C.

+ Hoặc sốt kèm các dị tật, bất thường bẩm sinh tim, phổi, bệnh phổi mạn, bệnh thần kinh cơ, di chứng não.

+ Trẻ có tiền sử sốt cao co giật.

+ Trẻ có vẻ mệt mỏi, khó chịu do sốt.

– Dùng thuốc hạ sốt theo cân nặng trẻ.

+ Paracetamol (hay Acetaminophen) là thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em. Liều dùng mỗi lần 10-15 mg/kg cân nặng trẻ, lặp lại sau 4-6 giờ nếu còn sốt, liều tối đa 60 mg/kg/ngày. Có thể sử dụng thuốc dạng gói, si rô uống hay dạng viên nhét hậu môn (cần trữ tủ lạnh).

+ Hoặc Ibuprofen liều 10mg/kg mỗi lần, lặp lại sau 6-8 giờ nếu còn sốt. Ibuprofen nên được sử dụng theo chỉ định bác sĩ. Không sử dụng Ibuprofen trong trường hợp loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, bệnh hoặc nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết Dengue, hoặc trẻ dưới 6 tháng tuổi.

+ Không phối hợp cùng lúc cả 2 loại thuốc trên.

+ Aspirin hiện ít được sử dụng ở trẻ em, do biến chứng xuất huyết tiêu hóa và nguy cơ hội chứng Reye gây tổn thương não cấp tính và thoái hóa mỡ phủ tạng (đặc biệt là gan) xuất hiện sau khi nhiễm virus cấp tính trong trường hợp thủy đậu và cúm.

– Cho trẻ uống nhiều nước, tiếp tục bú mẹ, ăn uống bình thường, không kiêng cữ.

– Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.

4. Trẻ có cần được lau mát hạ sốt? Lau mát hạ sốt nên được thực hiện khi:

– Trẻ đang sốt cao kèm co giật.

– Thân nhiệt trên 400C.

– Trẻ sốt và có biểu hiện dọa co giật, kích động.

Cần lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường, kết hợp kiểm tra thân nhiệt mỗi 30-60 phút. Không lau mát hạ sốt với nước lạnh, cồn hay chà chanh lên người trẻ.

Phụ huynh nên chườm khăn ở nhiều vị trí như trán, cổ, nách, bẹn,…những vùng có nhiều mạch máu đi qua để tăng hiệu quả hạ sốt.

Ngưng lau mát hạ sốt khi thân nhiệt trẻ dưới 38,50C.

5. Khi nào cần đưa trẻ sốt đến khám?

Sốt là một biểu hiện của nhiều loại bệnh lý. Vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Không tự ý điều trị vì trẻ có thể mắc các bệnh lý nặng khi có sốt, như bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, viêm màng não, viêm não,…

Khi có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần được tư vấn đề các vấn đề chăm sóc sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *