Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, có nhiệm vụ tạo ra các hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, tiêu hóa, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường. Đó là hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn được gọi là T3) được tuyến giáp tiết ra để đi vào máu và đưa đến các mô trong cơ thể.  

Bướu tuyến giáp hình thành có thể do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường tạo thành một hay nhiều cục (nhân) trong tuyến giáp. Bướu cổ có thể phát triển ở bất kỳ ai nhưng gặp nhiều ở phụ nữ. Đôi khi, bướu cổ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, thay đổi chức năng hoặc tăng hay giảm hormone tuyến giáp. 

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến do tình trạng thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng và các biến chứng do bướu cổ gây ra. Những bướu nhỏ không đáng chú ý và không gây ra vấn đề thường không cần điều trị.

5 bước đơn giản để kiểm tra bướu tuyến giáp

Qua điều tra, rất nhiều người bị bướu tuyến giáp (hay còn gọi là bướu cổ) mà không được phát hiện. Đa phần các bướu tuyến giáp là lành tính, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn các bướu giáp ác tính có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh, theo dõi và kiểm tra định kỳ có ý nghĩa vô cùng lớn trong tầm soát và điều trị các bệnh tuyến giáp. 5 bước đơn giản dưới đây sẽ giúp mọi người tự kiểm tra vùng cổ của mình, sớm phát hiện các bất thường có thể chỉ điểm cho một bệnh lý tuyến giáp:

Bước 1: Giữ gương trong tay, tập trung vào khu vực phía trước cổ, phía trên xương đòn, và bên dưới hộp thanh quản. Tuyến giáp của bạn nằm ở khu vực này của cổ. Hãy quan sát thật kỹ vùng này.

Bước 2: Giữ nguyên việc tập trung của mình vào vị trí tuyến giáp. Sau đó, ngoái cổ của bạn về một bên, các u cục bất thường có thể hiện ra.

Bước 3: Tiếp tục quan sát vùng này sau khi uống nước và nuốt.

Bước 4: Khi bạn nuốt hãy nhìn vào cổ của bạn. Kiểm tra bất kỳ chỗ phình ra hoặc nhô ra ở khu vực này khi bạn nuốt. Nhớ rằng đừng nhầm lẫn với táo Adam (là phần lồi của thanh quản, phần lồi này thường rất rõ ở nam giới) với các u cục tuyến giáp. Tuyến giáp nằm vị trí thấp hơn táo Adam trên cổ của bạn, gần hơn với xương đòn. Bạn nên lặp lại bước này nhiều lần để không bị sót bất kì một dấu hiệu bất thường nào nhé!

Bước 5: Nếu thấy bất kỳ chỗ phình ra hoặc nhô ra ở khu vực này, bạn cần thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ hơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phì đại tuyến giáp hay bướu cổ là dấu hiệu của tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc không đủ (suy giáp) . Với 5 bước đơn giản trên bạn có thể tự mình kiểm tra bướu tuyến giáp khi có xuất hiện phì đại. Các triệu chứng rối loạn hoạt động tuyến giáp thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý khác. Do đó, cách tốt nhất để xác định chính xác tình trạng bệnh tuyến giáp của mình là định lượng hormon TSH (kích thích tố tuyến giáp); T3; T4 bằng xét nghiệm máu.

Khi có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần được tư vấn đề các vấn đề chăm sóc sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *